Truy cập nội dung luôn

 

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ MỸ THO

Chi tiết tin

SƠ CỨU CHẾT ĐUỐI - NGẠT NƯỚC
02/08/2019

SƠ CỨU CHẾT ĐUỐI - NGẠT NƯỚC

          Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cho thấy trung bình hàng năm giai đoạn từ năm 2010 -2015 có khoảng 3000 trẻ trong nước chết đuối. Đến năm 2016 số em tử vong do chết đuối là 2110 trường hợp và từ năm 2017 đến nay tổng hợp số liệu báo cáo từ các địa phương chưa đầy đủ thì con số này khoảng 2000. Tỉ lệ này được cho là cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển.

          Từ đầu năm 2019 đến nay cũng đã liên tiếp xảy ra nhiều trường hợp trẻ em bị chết đuối, Một số vụ điển hình gần đây như vụ 8 em học sinh tại tỉnh Hòa Bình, 4 em tại Thanh Hóa và hàng loạt các vụ lớn nhỏ khác tại khu vực Hòa Bình, Quảnh Bình, Khánh Hòa…Vụ mới đây nhất vào hôm 30/5 tại Nghệ An có 5 em học sinh lớp 8 rủ nhau ra đập tắm dẫn đến tử vong.

          Những trường hợp bị té ngã xuống nước bất ngờ nhưng không biết bơi hoặc có biết bơi nhưng do dòng nước chảy siết, bị chuột rút, bị kiệt sức hoặc bị thương, bị kẹt trong các xe, tàu, thuyền…) hoặc trong trạng thái bất tỉnh (cơn động kinh, ngất, uống thuốc ngủ, chấn thương sọ não…) sẽ  lâm vào trạng thái ngạt thở do đuối nước. Đây là trạng thái ngạt thở cấp do nước tràn vào khí đạo gây ra ngập lụt các phế nang. Đường khí đạo bị tắt nghẽn do nước, màng phế nang, màng mao mạch bị tiếp xúc trực tiếp với nước gây ra các tổn thương tại các màng này dẫn đến trạng thái phù phổi cấp.

          Trạng thái ngạt thở cấp này dẫn đến hậu quả tức thì là không có ô xy cung cấp cho các mô trong toàn cơ thể, mô não rất nhạy cảm với sự không có ô xy cung cấp, các tế bào não bị phù cấp và bị tổn thương. Nếu bệnh nhân đuối nước không được cứu nạn và cứu đuối kịp thời sẽ bị ngừng tim và bị tử vong. Có 2 quá trình đuối nước:

- Quá trình đuối nước ướt: Thường hay gặp nhất là sau khi nạn nhân té xuống nước, ngay khi đầu chìm ngập dưới nước, nạn nhân có phản xạ ngừng thở, khoảng độ 2 phút, nạn nhân phải thở hít vào và nước tràn vào mũi, miệng, nạn nhân cố gắng thở sâu nhưng vô hiệu; xuất hiện các cơn co các cơ, nôn mữa… tại miệng, mũi nạn nhân đầy chất nôn, mất các phản xạ và sau từ 2 đến 4 phút sẽ tử vong.

- Quá trình đuối nước khô: Xuất hiện co thắt thanh quản sau khi đầu chìm ngập dưới nước, trạng thái ngạt thở cấp này dẫn tới sự thiếu ô xy cho các mô tế bào toàn cơ thể và từ 2 đến 4 phút sau sẽ tử vong.

Do vậy, khi phát hiện nạn nhân đuối nước phải nhanh chóng cứu nạn người bị đuối tại chổ bằng cách:

- Ném các phao, các vật nổi như can nhựa, ống bươn tre…để nạn nhân đang đắm tóm bắt lấy. Nếu nạn nhân bị đắm đuối gần bờ thì dùng cây sào, đoạn dây thừng ném xuống cho nạn nhân để kéo vào. Người cứu đuối nếu có phao phài mặc áo phao, nếu có thuyền thì dùng thuyền ra cứu đuối.

- Nếu có 2 người cứu nạn thì một người xuống nước, quanh thắt lưng có buộc sợi dây dài bảo hiểm để một người đứng trên bờ nắm đầu dây hỗ trợ kéo vào.

- Khi bơi tới nạn nhân, năm lấy tóc, hoặc nắm tay, nắm chân rồi kéo vào bờ, bảo nạn nhân bình tỉnh, để 2 tay phía sau người.

Cần nhấn mạnh rằng tất cả cả biện pháp cần tiến hành một cách nhanh chóng, khẩn trương và/ hoặc đồng thời:

- Hoặc ôm chặt nạn nhân trên người mình, một tay sốc qua nách, giử chặt phần cằm, hàm, miệng, thực hiện nâng cằm và mặt của họ lên khỏi mặt nước, bơi ngữa đưa nạn nhân vào bờ.

- Khi vào tới bờ, dùng 2 tay ôm phần ngực nạn nhân với tư thế thân và mông ở cao, đầu thấp để nước chảy ra từ đường hô hấp, và từ bụng ra.

- Nhanh chóng tháo để nước chày từ  bụng và đường hô hấp, dùng các tư thế: Vác nạn nhân trên vai, cầm 2 chân nạn nhân vốc ngược, để nạn nhân nằm nghiêng hơi sấp, đầu thấp nghiêng để phòng cho nạn nhân không bị ngạt thở do chất nôn trào ngược.

- Ép nước trong bụng và đường hô hấp tràn ra bằng cách để bụng nạn nhân trên đùi, hoặc dùng 2 tay nâng vùng trên bụng nạn nhân lên ở tư thế sấp, nhớ để đầu nạn nhân thấp hơn ngực.

- Lau móc đất cát và làm thông sạch đường thở (Mũi, mồm, miệng).

- Sau khi đã thực hiện các kỹ thuật cứu đuối nêu trên, để nạn nhân nằm nghiêng ở tư thế hồi phục, đầu ở tư thế thấp và nghiêng, để nếu còn nước trong đường hô hấp sẽ tiếp tục trào ra được.

- Xem khám ngay còn tự thở không, có mạch không, bụng chướng không. Nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật hô hấp nhân tạo, bóp tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt.

- Cởi quần áo ướt ra và ủ ấm cho nạn nhân (Mền vải, túi chườm nóng…).

- Để nạn nhân nằm yên, xem và khám màu sắc da, niêm mạc, màu sắc da ở nền các móng tay…

- Không để nạn nhân tự vận động; Không xoa bóp da, cơ nạn nhân để tránh mọi tiêu hao năng lượng còn dự trử rất ít trong cơ thể nạn nhân.

- Chuyển nạn nhân nằm yên đầu thấp trên cáng về ngay cơ sở y tế gần nhất. chú ý ủ ấm, chuyển nạn nhân nhẹ nhàng. Chỉ được phép vận chuyển nạn nhân khi đã cứu thoát họ khỏi trạng thái ngạt thở cấp.

*Dự phòng:

1.Cần nhấn mạnh rằng không có sự thay thế nào cho sự giám sát tốt của cha mẹ, phụ huynh khi trẻ em ở gần hoặc ở xung quanh nước, có thể là bể bơi hoặc một hồ nước tự nhiên. Đuối nước vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em. Để phòng tránh đuối nước, chúng ta phải biết cách hồi sinh tim phổi, dạy trẻ em bơi và biết cách giữ an toàn với nước và đặt một hàng rào kín xung quanh bể bơi để phòng tránh trẻ em bị ngã xuống do tai nạn; tạo các rào chắn, biển cảnh báo quanh các ao, hồ, hố chứa nước tự nhiên, sông ngòi, nơi nước sâu, nơi nguy hiểm...

2.Tuyên truyền và phối hợp thực hiện ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn; loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước

3.Thực hiện tốt công tác quản lý tốt trẻ em: có sự phối hợp chặt chẻ giữa Nhà trường, gia đình cà các ban, ngành, đoàn thể nhằm quản lý tốt và đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ em ở nhà trường, gia đình,cộng đồng.

Người viết bài
BS.CKI. Phan Phúc Hải 
Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp